Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau),
đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplins Rapheal 1999, Kaplinsky & Morris 2001). Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tốt đa giá trị cho chuỗi. Phân tích chuỗi giá trị nhằm hiểu được quy trình, cũng như sự tham gia của các tác nhân, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cùng ngành, từ đó xác định những cơ hội và hạn
46
chế nhằm đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi. Khung phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này được thể hiện qua hình:
Hình 3.1: Khung phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước 3.2.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu nên các điểm nghiên cứu tác giảđược lựa chọn Huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước
3.2.3.1 Chọn nơi sản xuất hồ tiêu
Theo số liệu của Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn thì Huyện Bù Đốp chiếm 29% diện tích đất trồng tiêu trên toàn tỉnh, chỉ sau Huyện Lộc Ninh. năng suất và sản lượng chiếm 43% toàn huyện, lại là nguồn thu nhập chính , đóng góp quan trọng cho đời sống kinh tế, xã hội của người dân địa phương. Huyện Bù Đốp lại mới phát triển diện tích đất lớn, chất lượng đất tốt, nông dân tự phát trồng tiêu nhiều nên
Vật tư đầu vào Người sản xuất Người thu gom Đại lý thu mua Công ty Xuất khẩu Tiêu dùng nội địa Xuất khẩu Cơ quan nhà nước Dự án phát triển hồ tiêu Đại lý thuốc BVTV, phân, giống, vốn, nước v.v.. Chính sách nhà nước Bộ NN & PTNT Bộ thương mại Hải quan Hiệp hội hồ tiêu
47
tác giả sẽ chọn điểm nghiên cứu tại Huyện Bù Đốp, cụ thể là xã Tân Thành, Xã Tân Tiến. Những hộ trồng hồ tiêu có diện tích lớn.
Chọn các kênh tiêu thụ thể hiện các chuỗi giá trị sản phẩm
Hệ thống tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện Bù Đốp chủ yếu tập trung thông qua các mối quan hệ giữa người sản xuất, người thu gom, đại lý bán buôn, công ty xuất khẩu, người tiêu dùng đã hình thành nên một chuỗi giá trị. Mối quan hệđó được thể hiện cụ thể theo sơđồ sau:
Hình 3.2: Kênh tiêu thụ chính hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước
Qua kênh tiêu thụ trên cho thấy, kênh tiêu thụ hồ tiêu chủ yếu dưới 2 hình thức: tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Tiêu thụ gián tiếp qua các trung gian để kết nối người sản xuất và người tiêu dùng nội địa, công ty xuất khẩu là người thu gom, người bán buôn nhằm hình thành một chuỗi giá trị. Hình thức tiêu thụ gián tiếp hồ tiêu được sử
dụng phổ biến ở huyện Bù Đốp. Tiêu thụ trực tiếp của hộ tồn tại dưới dạng bán trực tiếp cho người sản xuất khác, bán cho người tiêu dùng ngay tại vườn, hộ tựđi bán lẻở các chợ hoặc các tỉnh lân cận.
Tiêu thụ trực tiếp: nghĩa là sản phẩm được đưa trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Những hộ tiêu thụ trực tiếp thì lợi nhuận cao so với bán cho người thu gom, bán buôn. Vì khi tiêu thụ theo kênh này mọi vấn đề, chi phí người nông
Người sản xuất
Công ty xuất Khẩu
Đại lý thu mua, bán lẻ
Người thu gom
48
dân đều chịu như chi phí vận chuyển, chi phí điện thoại, quảng cáo v.v..nhưng đổi lại họ
bán được sản phẩm giá cao. Do đó những hộ này có lợi nhuận cao nhất, vì họ vừa bán
được cho người thu gom, bán buôn, vừa bán được cho người tiêu dùng cuối cùng. Thực trạng tiêu thụ trực tiếp diễn ra rất ít, họ vẫn chủ yếu sử dụng kênh tiêu thụ gián tiếp
Tiêu thụ gián tiếp: Nghĩa là sản phẩm thông qua các trung gian sau đó mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng, các trung gian ởđây là người thu gom và người bán buôn là chủ yếu. Tuy nhiên nếu bán gián tiếp như vậy thì lợi nhuận họ sẽ giảm bằng phần của người thu gom, người bán buôn bán cho người tiêu dùng cuối cùng, đôi khi nông dân bị
ép giá. Nhưng bù lại họ bán được số lượng lớn và không tốn những khoản chi phí như: vận chuyển hàng hóa, thuê lao động v.v..
3.2.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng cả hai nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp. Các tình huống toàn bộ hệ thống tiếp thị từ các nông dân sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được đánh giá kỹ lưỡng thông qua thẩm định giá nhanh thị trường và
điều tra chính thức. Dữ liệu được thu thập trong sản xuất như mua bán, giá cả, giao hàng đầu vào và phân phối, tham gia thị trường, vấn đề và các cơ hội đặc điểm của thị
trường.
- Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: thu thập các báo cáo có sẵn như diện tích sản xuất, sản lượng, chất lượng đất đai, tình hình sâu bệnh, các bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu, tài liệu, tiến hành thu thập từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước, niên giám thống kê, Website Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam( VPA), Cộng Đồng Hồ Tiêu Quốc Tế ( IPC), Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam và thông tin liên quan, các nguồn khác liên quan đến ngành hồ tiêu ở tỉnh Bình Phước.
Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập ở tất cả các cấp trong chuỗi giá trị
bao gồm sản xuất, tác nhân cung cấp đầu vào, tác nhân sản xuất, tác nhân chế biến và tác nhân thương mại, các hợp tác xã. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chuỗi hàng hóa để thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn các bên liên quan ( bảng câu hỏi)
49 Chọn các tác nhân
*Phương pháp chọn mẫu:
Áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu xác suất vì một số lý do thực tế.(i) tổng thể nghiên cứu là nông dân trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước là một tổng thể gần như là không xác định và việc thiết lập danh sách khung mẫu là gần như không thể thực hiện được trên thực tế.
Đồng thời, cũng khó xác lập danh sách các hộ thu gom, thương lái, doanh nghiệp (ii) sự tiếp xúc đối với nhóm này đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải thiết lập cho được sự
quen biết và tin cậy nhất định, mà mẫu quan sát không thể được lựa chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên(iii)doanh nghiệp thường bảo vệ hệ thống số liệu kinh doanh của họ như là bí mật kinh doanh. Do đó, khó có khả năng chắc chắn về mức tin cậy tuyệt đối và khả năng đại diện của nguồn số liệu này để từ đó phỏng đoán được số
liệu của tổng thể.(iv) mục tiêu nghiên cứu là nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị
dừa và các quan hệ nội tại giữa các nhóm tác nhân tham gia, mà không nhằm vào việc tìm ra những chỉ báo kinh tế, kỹ thuật mang tính đại diện một cách chắc chắn cho toàn bộ ngành hồ tiêu tỉnh Bình Phước. Các chỉ báo kinh tế - kỹ thuật được ước tính và sử dụng chủ yếu để minh họa cho bản chất cho chuỗi giá trị hồ tiêu tỉnh Bình Phước.
Xuất phát từ những lý do trên, quyết định áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, kết hợp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling). Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau:
1. Căn cứ trên khả năng thực hiện, kinh phí và quỹ thời gian cho phép, xác lập cỡ
mẫu cần thiết.
2. Chọn xã đại diện cho vùng trồng hồ tiêu có quy mô lớn của huyện Bù Đốp 3. Chọn hộ theo phương pháp thuận tiện, dựa trên sự lựa chọn và thu xếp gặp gỡ
của cán bộ khuyến nông địa phương
50
Bảng 3.7: Số mẫu lựa chọn trong nghiên cứu TT Tác nhân trong chuỗi Số mẫu Phương pháp điều tra
1 Nông dân trồng hồ tiêu 60 Bảng câu hỏi 2 Thu mua, tiểu thương 6 Bảng câu hỏi 3 Đại lý, bán buôn 6 Bảng câu hỏi 4 Công ty xuất khẩu 2 Bảng câu hỏi
Tổng cộng 72
3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng là thống kê mô tả, so sánh và tổng hợp phân tích thông tin, phân tích định lượng. Các thống kê mô tả bao gồm số tương
đối, số tuyệt đối, số bình quân, tỷ lệ phần trăm, tỷ lệ, phương tiện, trong quá trình kiểm tra và mô tả các chức năng tiếp thị, đặc điểm nông hộ, quyền sở hữu tài nguyên, vai trò của các trung gian, thị trường và thương nhân đặc điểm và lợi nhuận của sản xuất hạt tiêu
Phân tích kinh tế chuỗi nhằm mục đích xác định chi phí trung gian, chi phí tăng thêm, doanh thu, giá trị gia tăng của mỗi tác nhân và toàn chuỗi
Phân tích tỷ số tài chính : Phân tích tỷ số lợi nhuận / chi phí cho biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Phân tích ma trân SWOT: Nhằm tổng hợp các yếu tố bên trong, bên ngoài,
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, từ đó đề ra chiến lược phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị
51
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu của Huyện Bù Đốp 4.1.1 Thực trạng sản xuất hồ tiêu 4.1.1 Thực trạng sản xuất hồ tiêu
4.1.1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng
Theo như số liệu thống kê tổng diện tích hồ tiêu Bình Phước hiện nay là 9.000 ha nhưng thực tếđã là 12.148 ha, trong đó diện tích thu hoạch là 8.845 ha tăng lên rất cao. Sản lượng năm 2014 là 25.919 tấn tăng so với năm 2013 là 25.03 tấn. Theo ước tính của hiệp hội hồ tiêu thì năm 2015 Bình Phước đạt khoảng 27.000 tấn tiêu. Trong
đó huyện Bù Đốp chiếm khoảng gần 3.000 ha.
4.1.1.2 Giá bán hồ tiêu trên thị trường huyện Bù Đốp
Vấn đề giá cả luôn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và diện tích trồng hồ
tiêu hàng năm của người nông dân. Qua cuộc khảo sát chúng tôi thấy một trong những vấn đề vướng mắt đối với các vùng trồng hồ tiêu tại huyện Bù Đốp là điểm tiêu thụ và giá cả thị trường không ổn định. Khi đến thời kỳ thu hoạch hồ tiêu được tiêu thụ chủ
yếu dưới hai hình thức: đa số bán tại vườn cho thương lái vì đa số nông dân khó tiếp xúc với đại lý, công ty do bán nhiều, phương tiện vận chuyển, ưu điểm của hình thức này là thu tiền được ngay, không tốn kém về quỹ thời gian, cũng như chi phí vận chuyển phát sinh thêm, nhưng nhược điểm của hình thức này là bị thương lái ép giá. Hình thức thứ hai là bán thẳng cho đại lý không thông qua thương lái ưu điểm của hình thức này là bán được giá cao, nhưng cũng có nhược điểm mất thời gian và tốn thêm chi phí vận chuyển, tình hình giao thông v.v.. Sản phẩm hồ tiêu chủ yếu xuất khẩu các nước Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á ,Châu Phi. Mặt khác do chất lượng tiêu chưa đồng đều do nông dân lựa chọn giống chưa tốt, quy trình thu hái, bảo quản không đúng kỹ thuật dẫn đến giá tiêu thấp. Để dự đoán được tình hình biến động giá cả trên thị trường chúng tôi tiến hành thu thập giá trong 3 năm (2012-2014).
52
Trong 3 năm qua, tình hình giá bán hồ tiêu có giá có lợi cho người nông dân. Cụ thể giá bán tăng mạnh trong năm 2014, điều này làm nông dân phấn khởi đời sống người dân được cải thiện và nâng cao. Nguyên nhân do tình hình cung hồ tiêu trên thế
giới thiếu hụt , trong khi đó lợi thế của Việt Nam là cây công nghiệp, thêm vào đó tình hình thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với cây nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng.
4.1.1.3 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất hồ tiêu
Ngành hồ tiêu nước ta đang có những bước tiến ngoạn mục, không những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia với con số năm sau luôn cao hơn năm trước mà còn góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng còn nhiều khó khăn như Tây Nguyên, Đông Nam bộ, các tỉnh miền Trung…Vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng
định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu số một thế giới suốt 14 năm liền.
Để giữ vững được được trí số một thế giới Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
đã triển khai dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững" được sự hỗ trợ của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan SNV xây dựng dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững tại Bình Phước” trong hai năm 2013-2014 nhằm hỗ trợ
phát triển mô hình sản xuất tiêu bền vững thông qua việc hình thành các tổ nhóm nông hộ sản xuất tiêu, tập huấn về sản xuất tiêu bền vững cho các hộ nông dân tham gia dựa án và gắn với kênh tiêu thụ chứng nhận.
Nông dân khi tham gia dự án sẽ được hỗ trợ về đào tạo tập huấn về kỹ thuật canh tác tiêu bền vững, an toàn lao động trong quá trình canh tác, tập huấn về bộ
nguyên tắc RA và tập huấn về thu hoạch, phơi sấy, bảo quản hồ tiêu. Bên cạnh việc
được hỗ trợ về mặt kỹ thuật nông dân còn được dự án hỗ trợ mua tủ đựng thuốc BVTV, kính phòng hộ khi phun thuốc, kinh phí đào hố rác để thu gom rác nhất là bao bì thuốc BVTV nhằm đảm bảo môi trường, sức khỏe người lao động và vật nuôi. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ việc phân tích đất, nước, dự báo lượng mưa để hiểu rõ về
nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu của mỗi nông hộ từđó nông dân có kế hoạch canh tác phù hợp, với sự tham gia nhiệt tình của tổ công tác thực hiện dự án, sựủng hộ của
53
người nông dân, dự án sẽ đạt được những kết quả như mong đợi, giúp sản phẩm hồ
tiêu của Bình Phước đạt chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, nâng cao giá trị sản phẩm hồ tiêu.
4.2 Chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu huyện Bù Đốp 4.2.1 Sơđồ chuỗi giá trị hồ tiêu của huyện Bù Đốp 4.2.1 Sơđồ chuỗi giá trị hồ tiêu của huyện Bù Đốp
Qua phân tích các tác nhân, những người hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi giá trị, sơđồ chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước như sau:
Hình 4.1: Sơđồ chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước
100%
88% 12% 22%
Đầu vào Sản xuất Thu gom Thương mại Tiêu dùng
Nguồn cung cấp đầu vào: -Giống tiêu -Phân bón -Thuốc BVTV -Nước tưới -Vật tư khác -Lao động Nông dân, các hộ trồng tiêu Thu gom (thương lái) Công ty chế biến xuất khẩu (ASTA, FAQ) Tiêu dùng nội địa Đại lý thu mua Xuất khẩu
-Cơ quan khuyến nông -Cơ quan bảo vệ thực vật
- Bộ NN & PTNT -Bộ thương mại - Hải quan - Hiệp hội hồ tiêu -Các cơ sở, ban nghành địa phương, ngân hàng
81% 78% 19% 22% 12% 88% 100%
54
Qua hình 4.1: trên ta thấy các kênh của chuỗi giá trị đều phải trải qua 5 công đoạn nhưng các tác nhân trong kênh đều có sự khác nhau . Ở mỗi kênh đều có các tác nhân tương ứng, chúng ta sẽđi vào cụ thể
Chức năng cơ bản trong chuỗi giá trị